4 Giai đoạn phát triển
của bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà ngày càng phổ biến trong xã hội và xuất hiện
ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh phát triển chủ yếu qua 3 giai đoạn, và một giai
đoạn nữa là giai đoạn sau điều trị. Giai đoạn này chỉ xuất hiện khi điều trị
sùi mào gà không dứt điểm khiến bệnh sùi mào gà tái phát và phát triển. Cùng
tìm hiểu chi tiết về các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà.
Giai đoạn ủ bệnh sùi
mào gà
Thời gian ủ bệnh thông thường từ 2 - 9 tháng, trung bình là 4 tháng. Trong giai đoạn này hầu như người bệnh không có biểu hiện gì, nên việc
phát hiện và phòng lây nhiễm là rất khó. Chính vì thế người bệnh sống chung với
bệnh mà không hề hay biết. Đó cũng là nguyên nhân khiến sùi mào gà khó điều trị.
Giai đoạn đầu sùi mào
gà
- Biểu hiện sùi mào gà như thế nào? Các nốt sùi mào gà giai
đoạn đầu gây cho bệnh nhân cảm giác ngứa, khó chịu, khi các nốt sùi phát triển
to tích tụ mủ có mùi hôi gây cảm giác đau, khi đó xuất hiện hiện tượng tiểu ra
máu, tiểu khó, ở trong trực tràng các nốt sùi gây ra cảm ngứa rát, đại tiện
khó, ra máu.
- Bị ngứa, bị chảy máu sau khi trầy xước da, và có mùi hôi
sau khi hình thành mụn cóc. Sùi mào gà giai đoạn đầu không có biểu hiện ở niệu
đạo, nhưng nếu bệnh nặng có thể dẫn đến việc chảy máu khi đi tiểu, nếu mụn cóc
to có thể dẫn đến hiện tượng tắc đường niệu đạo.
- Sùi mào gà là những mụn mọc thành cục nhỏ, không đau, bề mặt
xù xì, hình thù như hoa lơ..v..v.. mọc tản mạn hoặc tụ tập ở một chỗ và có nhiều
màu khác nhau như đỏ, hồng, trắng hoặc hơi nâu.
- Ở nữ giới thường mọc ở mép hoặc bên trong âm đạo, xung
quanh hậu môn, nếu nghiêm trọng còn có thể lây lan vào trong tử cung. Sùi mào
gà cổ tử cung thường sẽ lan dần vào bên trong, có hình dạng như các mô biểu bì.
- Đối với bệnh nhân nam giới các nốt sùi thường mọc chủ yếu
tại dây hãm, bao quy đầu, niệu đạo, dương vật, xung quanh hậu môn và bìu. Khi mới
xuất hiện thường là những nốt mẩn, u nhú, mềm, có đầu nhân nhọn dần dần mọc to
và nhiều hơn.
Giai đoạn sau
- Nếu không được điều trị ở giai đoạn đầu, các u nhú tiếp tục
phát triển mạnh và lan rộng, tổn thương có thể bao phủ toàn bộ bộ phận sinh dục,.
Lúc này ở bộ phận sinh dục sẽ rất dễ chảy máu, tiết nhiều dịch mùi hôi.
- Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm sây sát, chảy
máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to tạo các sùi mang nhiều
mủ. Một số trường hợp có thể bị sốt cao hoặc đau đớn.
Giai đoạn sau điều trị
- Sùi mào gà có thể tái phát sau điều trị, nên việc theo dõi
các biểu hiện và tái khám là điều rất quan trọng.
- Sau thời gian điều trị sùi mào gà cũng như mới điều trị khỏi
bệnh, người bệnh không được có quan hệ tình dục để tránh bệnh tình sẽ bị nặng
thêm, hoặc có thể sẽ làm lây truyền bệnh cho người khác.
- Nếu như khi mới điều trị khỏi bệnh, mặc dù bệnh chưa có dấu
hiệu tái phát hay tổn thương nào thì khi có quan hệ tình dục cũng nên sử dụng
bao cao su và hạn chế số lần quan hệ tình dục để tránh việc bệnh tái phát trở lại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét