Các phương pháp xét
nghiệm sùi mào gà
“Thời gian trước, vì ham vui mà tôi đã có quan hệ với một
gái làng chơi. Tôi nghe nói làm như vậy sẽ có khả năng bị lây nhiễm các bệnh xã hội rất lớn. Mới đây,
tôi bắt đầu thấy xuất hiện những nốt sùi rất nhỏ trên cơ thể. Tôi đang rất lo lắng
không biết có phải mình bị nhiễm bệnh sùi mào gà hay không. Nếu đúng là như vậy
thì có nguy cơ vợ tôi cũng bị. Mong bác sĩ chỉ giúp bây giờ vợ chồng tôi có thể
đi làm xét nghiệm sùi mào gà như thế nào?”
Đây là những dòng tâm sự trích từ thư của một người mới gửi
đến Phòng khám đa khoa Khương Trung. Chúng tôi hiểu những lo lắng hiện thời của
anh và chúng tôi cũng muốn chia sẻ rộng rãi những kiến thức này để mọi người
cùng hiểu được về phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh sùi mào gà.
Phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh sùi mào gà đã có từ
lâu. Ban đầu, George Papanicolaou đưa ra phương pháp PAP’s smear là phương pháp
tế bào học nhằm phát hiện những bất thường của tế bào biểu mô cổ tử cung để
phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Dựa vào kết quả phân tích hình thái học chi
tiết, người ta cho rằng: dấu hiệu của tế bào bị nhiễm virus HPV là nó sẽ bị biến
đổi thành các dạng tế bào đa nhân, tế bào đa nhân khổng lồ, hoặc nhân teo lại,
hay có thể tìm thấy tế bào bóng, tế bào có vòng sáng quanh nhân….
Hiện nay, để chẩn đoán bệnh sùi mào gà, người ta làm xét
nghiệm như sau:
1. Xét nghiệm dịch
Đối với các trường hợp bị bệnh sùi mào gà, thường thì virus
sùi mào gà có chứa trong dịch của người bệnh (dịch âm đạo ở nữ giới và dịch niệu
đạo ở nam giới). Nếu người bệnh đi xét nghiệm, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu lấy dịch
để kiểm tra.
2. Xét nghiệm mô bệnh phẩm được lấy từ các nốt sùi mào gà
Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp đã
xuất hiện các nốt sùi. Mô bệnh phẩm sẽ được các bác sĩ lấy hoặc do người bệnh tự
lấy. Sau khi được lấy xong, nó được đem đi làm xét nghiệm thử phản ứng PCA để
xác định là bị nhiễm HPV type nào.
Với các mẫu bệnh phẩm được lấy từ âm đạo, cổ tử cung hoặc mảnh
sinh thiết cổ tử cung, người ta thường dùng kỹ thuật PCR để biết người bệnh có
nhiễm HPV hay không, nếu có thì là nhóm nào, nguy cơ thấp hay cao. Ngày nay,
xét nghiệm này được khuyến cáo sử dụng kết hợp với xét nghiệm PAP’s smear nhằm
nâng cao khả năng sàng lọc các trường hợp nghi ngờ, giúp theo dõi bệnh chặt chẽ
hơn và có hiệu quả thật sự trong tầm soát ung thư cổ tử cung.
Theo các chuyên gia, việc chẩn đoán HPV còn đòi hỏi phải
phát hiện bộ gen của nó trong mẫu bệnh phẩm tế bào từ cổ tử cung. Vì vậy, cần sử
dụng cả các kỹ thuật phân tử phát hiện HPV- DNA.
Lưu ý: Một số cơ sở Y tế có thể yêu cầu người bệnh làm xét
nghiệm huyết thanh để tìm ra những tìm ra những kháng thể và virus sùi mào gà.
Kết quả này sẽ kết hợp với việc khám lâm sàng và xem trước đó người bệnh có
quan hệ tình dục thiếu an toàn hay không để chẩn đoán bệnh sùi mào gà.
Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu của bệnh bạn nên đến ngay
các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Không nên vì mặc cảm,
xấu hổ mà giấu bệnh, ủ bệnh trong người, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét