Điều trị bệnh sùi mào
gà khi đang mang thai
Bạn Nguyễn Thị Xuân, 24 tuổi có một câu hỏi: Em đang mang
thai ở tuần thứ 9. Vừa rồi, trong lần khám thai định kỳ. Em được chẩn đoán là mắc
bệnh sùi mào gà. Hiện tại em rất lo lắng không biết bệnh có gây ảnh hưởng gì
cho thai nhi hay không? Nên chữa bệnh sùi
mào gà khi mang thai như nào để ít gây ảnh hưởng cho thai nhi nhất?
Trả lời:
Bạn Xuân thân mến!
Hôm nay các bác sĩ của chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của
bạn như sau
Bệnh sùi mào gà là một căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục do virus HPV
(Human PapillomaVirus) gây ra. Bệnh đặc biệt hay gặp ở những người có quan hệ
tình dục không an toàn, người nhiều bạn tình, người mắc các bệnh lây qua đường
tình dục khác, người có sức đề kháng kém...
Khi xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp với da, niêm
mạc, virus khu trú ở tế bào cận đáy, ủ bệnh từ 1 đến 8 tháng, sau đó kích thích
tăng sinh tế bào đáy dẫn đến sự hình thành những tổn thương ở biểu mô, hình dạng
sùi lên như hoa súp lơ hay mào gà.
Khi mang thai, phụ nữ có sự thay đổi về hormone, thay đổi về
chức năng miễn dịch, sức đề kháng suy giảm... Những điều này chính là yếu tố
thuận lợi cho bệnh sùi mào gà phát triển.
Biểu hiện của sùi mào gà thường là những sùi nhỏ màu hồng hoặc
đỏ, mềm, ẩm ướt, có thể có cuống, sờ vào không đau nhưng dễ chảy máu. Những sùi
thường xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, quanh lỗ tiểu, bẹn, tầng sinh
môn, hậu môn.
Thai phụ mắc sùi mào gà có thể thấy tự nhiên ra huyết. Hoặc
khi tắm rửa, thai phụ cho tay vào âm đạo thấy sần sùi, chảy máu. Một số trường
hợp sùi mào gà phát triển rộng, có khi chiếm hết cả thành âm đạo hay cổ tử
cung, gây chảy máu nhiều.
Phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà có thể khiến trẻ em bị lây từ
mẹ trong lúc sinh, hay gặp ở niêm mạc ngoài cơ quan sinh dục như mắt, mũi, miệng.
Đặc biệt khi mang thai mắc sùi mào gà có thể khiến chảy máu
khó cầm nguy hiểm đến tính mạng; phải mổ lấy thai; lây bệnh từ mẹ sang con
trong khi sinh đẻ. Ngoài ra, người mẹ còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm
đạo, âm hộ, hậu môn. Vì vậy, cần tích cực điều trị trước khi sinh, vì bệnh này
không chỉ dễ lây truyền từ mẹ sang con mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của
thai phụ.
Ở trường hợp của bạn, nên tới ngay các trung tâm y tế chuyên
khoa để được khám, tư vấn và điều trị sùi mào gà sớm, tránh những ảnh hưởng tới
sức khỏe của bạn và thai nhi. Đối với bệnh sùi mào gà cần căn cứ vào vị trí, mức
độ của tổn thương cũng như thể trạng của từng trường hợp cụ thể để có phác đồ
điều trị phù hợp. Tuy sùi mào gà chưa có thuốc đặc trị những nếu được điều trị
sớm sẽ hạn chế tổn thương và ngăn ngừa những tai biến có thể xảy ra.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét